Sau Trung Quốc, quốc gia châu Á nào sẽ bùng nổ doanh số bán xe ô tô?

Nội Dung Bài Viết

Tiềm năng của Đông Nam Á vẫn còn, bởi các nhà sản xuất ô tô toàn cầu vẫn đang tìm kiếm thị trường khủng lồ ngoài Trung Quốc để kéo dài sự bùng nổ doanh số tại khu vực.

Thị trường ô tô Philippines tăng trưởng 17,4% trong 2 tháng đầu năm

Năm 2016: Lượng tiêu thụ xe ô tô tại Malaysia sụt giảm 13%
Sản lượng ô tô Thái Lan dự kiến tăng trưởng chậm vào năm 2017

Sau Trung Quốc, quốc gia châu Á nào sẽ bùng nổ doanh số bán xe ô tô

Sau Trung Quốc, quốc gia châu Á nào sẽ bùng nổ doanh số bán xe ô tô?

Tiềm năng của thị trường XE HƠI cũng như XE TẢI của Đông Nam Á vẫn còn, bởi các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang tìm kiếm thị trường khủng lồ ngoài Trung Quốc để kéo dài sự bùng nổ doanh số tại khu vực. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành cho biết họ gặp khó khăn trong việc theo kịp mức tăng trường bùng nổ của Trung Quốc.

Doanh số xe chở khách của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua thành 24,38 triệu xe trong năm 2016, trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong năm 2009. Với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại, câu hỏi đặt ra là quốc gia châu Á nào sẽ là nước tiếp theo bùng nổ doanh số ô tô?

Việc tìm kiếm sự tăng trưởng ở nơi đã có sự tăng trưởng là một thách thức. Bạn sẽ tìm các đất nước tiềm năng và đang trong quá trình tăng trưởng hoặc tăng tốc“, ông Marc Boilard – chuyên gia phân tích ngành công nghiệp tại công ty Oliver Wyman – chia sẻ.

Tiềm năng của Đông Nam Á vẫn còn khá lớn, với hơn 600 triệu người, nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và chỉ có 2,1 triệu xe chở khách bán ra trong năm ngoái tại 10 nước thuộc ASEAN. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô nêu lên các vấn đề như thuế nhập khẩu, sự thống trị khu vực bởi các nhà sản xuất xe Nhật Bản và công trình hạ tầng tụt hậu so với tốc độ tăng trưởng trên diện rộng. ASEAN “là một thị trường đóng cửa, nơi thuế nhập khẩu rất cao“, do đó, cần phải đầu tư vào việc sản xuất tại địa phương, ông Carlos Tavares – Chủ tịch PSA của Pháp – cho biết.

Indonesia có 250 triệu người nhưng nhà sản xuất ô tô Mỹ Ford đã ra khỏi thị trường này trong năm ngoái, do các hãng xe Nhật Bản chiếm hơn 90% thị phần, ông David Schoch – CEP Ford Trung Quốc – cho biết. Ford đã công bố kế hoạch tăng gấp đôi doanh số tại Trung Quốc, nơi doanh số xe điện và SUV tiếp tục tăng. “Mặc dù Indonesia là một thị trường khá lớn và đang phát triển nhưng chúng tôi không thể nhìn thấy rằng sẽ thành công tại đây,” ông Schoch nói.

Việt Nam cũng có tiềm năng với hơn 90 triệu người và ít hơn 30 xe/1.000 người, so với Trung Quốc là 120 xe/1.000 người và Hoa Kỳ là 800 xe/1.000 người. “Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất là những thị trường này đã bị thống trị bởi các hãng xe Nhật Bản trong thời gian rất dài“, ông Francois Jaumain của PwC Autofacts chia sẻ. Các hãng xe Nhật Bản chiếm hơn 71% doanh số tại Thái Lan và 59% tại Việt Nam, theo PwC.

PSA – doanh số xe tại Trung Quốc giảm 16% trong năm ngoái – dự định đề ra mục tiêu đạt được 5% doanh số xe chở khách của Việt Nam. Trong năm ngoái, hãng chỉ bán  được 158.000 xe tại đây. Hãng cũng theo đuổi đối tác chiến lược với Proton – nhà sản xuất ô tô nội địa gặp khó khăn của Malaysia – nơi 500.000 xe của hãng đã được bán ra tại đây trong năm ngoái.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng – giúp tạo ra sự bùng nổ doanh số xe cá nhân tại Trung Quốc – chưa thể bắt kịp tại Đông Nam Á. Ông Sebastien Amichi – Chuyên viên tư vấn của Roland Berger – cho biết: “Chúng tôi đã nói trong thời gian dài về ‘những con rồng mới’ nhưng điều này khó có thể xảy ra. Khi chúng tôi xem xét các quốc gia, Đông Nam Á có thể là một khu vực có mức tăng trưởng tốt, nếu cơ sở hạ tầng và hệ thống ngân hàng được thiết lập hiệu quả“.

Nguồn: Banxehoi.com – NP lược dịch

=>> Kinh doanh Vận Tải tại sao nên đầu tư ngay lúc này!! 

=>> Tham khảo giá xe Tải TMT Motor Hà Nội tại đây!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *